Trước khi tiếp tục đọc bài viết này, hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ các hướng dẫn chăm sóc cây mai vàng từ tháng 1 đến tháng 10. Sau khi đã chăm sóc cây mai vàng suốt gần một năm, chỉ còn vài tháng nữa là đến mùa hoa nở. Tết Nguyên Đán sẽ tràn ngập sắc vàng hoa mai nếu bạn thực hiện đúng cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch như sau:
Như chúng ta đã biết cây hoa mai thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết xuân về. Vậy bạn có hiểu biết gì về cây hoa mai không khi mua bán mai vàng Đa phần sẽ không biết. Để hiểu rõ hơn về cây hoa mai, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Mai Vàng Chơi Tết Có Ý Nghĩa Gì?
Hoa mai vàng gắn bó với làng quê Việt Nam, với con người từ lúc tổ tiên khai hoang sinh sống. Hoa mai cắm rễ sâu trong lòng đất, bền bỉ trước giông bão, trải qua điều kiện khắc nghiệt vẫn mạnh mẽ đâm chồi nảy lộc. Để rồi mùa xuân đến, cây lại đơm hoa, bừng nở sắc xuân cho ngày đầu năm.
Theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa, cây mai là biểu tượng của cốt cách, luôn giữ vững đạo lý ân nghĩa với sức sống bền bỉ dù qua bao gió sương, rồi cho sắc hoa rạng rỡ cùng sắc hương ngọt ngào vào mùa xuân. Màu vàng của hoa mai được xem là màu tượng trưng cho sự quý quý, giàu sang. Người Việt trưng mai vàng trong nhà dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài phát lộc. Hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng sung túc, may mắn trong năm mới.
===>> Xem thêm: Tham khảo những địa chỉ bán mai vàng giá rẻ
Tại sao cần chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch?
Giai đoạn này nhiều người thường chủ quan và để hoa nở tự nhiên, dẫn đến tình trạng hoa nở muộn hoặc sớm, tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc. Để đảm bảo hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn cần chăm sóc cây mai vàng sao cho phù hợp với thời điểm này. Nếu chăm sóc đúng cách, hoa không chỉ nở đúng dịp mà còn nở nhiều, đẹp và lâu tàn.
Cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch
Trong thời gian này, cây mai vàng không cần phải tỉa cành nhiều vì phần lớn công việc tỉa cành và định hình đã được thực hiện từ trước, đặc biệt là từ tháng 7 đến tháng 10. Do đó, công việc chính là bón thúc cho cây.
Quy trình bón thúc cho cây mai từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11
Bón thúc cho cây mai vàng: Vào khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 11 âm lịch, bạn nên thực hiện bón thúc cho cây mai. Tránh sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế hoặc phân từ rác thải sinh hoạt, và chọn phân vô cơ để nâng cao hiệu quả. Để tăng chất lượng hoa, bạn nên bổ sung phân Lân và phân Kali.
Phân Lân: Nên rải đều hoặc ngâm trong nước rồi tưới sát gốc cây.
Phân Kali: Hòa loãng với nước theo tỷ lệ 1:5 (1 thìa cà phê nhỏ phân Kali với 5 lít nước sạch) và tưới đều đặn 2 lần mỗi tuần.
Phân bón lá: Có thể phun xịt phân bón lá để thúc hoa nở, tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi áp dụng. Nếu dùng, phun mỗi tuần một lần và liên tục trong 3 tuần.
Quy trình bón thúc cho cây mai từ tháng 12 đến sát Tết
Bón thêm phân Úc: Vào đầu tháng Chạp, bạn chỉ cần bón thêm một chút phân Úc. Loại phân này giúp cây duy trì sức khỏe, cung cấp năng lượng để phục hồi sau Tết và hoa lâu tàn hơn so với cây không được bón.
Lảy lá: Kiểm tra thường xuyên và lảy lá khi cần. Tùy thuộc vào thời tiết và sự phát triển của mầm hoa, bạn quyết định có nên lảy lá hay không và lảy bao nhiêu cho phù hợp. Sau khi lảy, giảm lượng nước tưới vừa đủ để cây hoa mai vàng không bị khô do thiếu nước nhưng cũng không bị thừa nước.
Nếu bạn thực hiện tốt quy trình chăm sóc cây mai vàng từ tháng Giêng đến tháng Chạp, bạn sẽ có một cây mai nở đúng dịp và giữ sắc vàng đẹp mắt đến tận hết Tết!
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.